Bố trí vị trí đặt thùng gạo trong tủ bếp cho tài lộc vào nhà đúng phong thủy

1.Vị trí đặt thùng gạo chuẩn từ chuyên gia phong thủy

Thùng gạo (Hũ gạo) là một vật dụng vô cùng quen thuộc trong gian bếp của mỗi người dân Việt, cùng với tủ lạnh hoặc tủ đựng thực phẩm thì hũ gạo là nơi tích trữ lương thực của mỗi gia đình. Ngoài ý nghĩa trực tiếp này thì theo quan niệm phương Đông, hũ gạo còn tượng trưng cho “kho lương” và sự no đủ của gia chủ. Vậy làm sao để bố trí vị trí đặt thùng gạo cho căn bếp vừa có tác dụng thẩm mỹ, lại vừa thu tài hút lộc cho gia đình?

Vị trí đặt hũ gạo

Theo như phong thuỷ học, thùng gạo dùng để chứa lương thực, trong Ngũ hành thuộc hành Thổ. Vì vậy, trước tiên nên xét tới phương vị trong vị trí, hũ gạo đặt ở hướng Thổ sẽ hưng vượng nhất, nghĩa là hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc của ngôi nhà.

Thùng đựng gạo nên đặt ở vị trí khuất, nếu có thể lựa chọn hướng thì đặt ở vị trí tây nam, đông bắc. Hiện nay người Việt thường có xu hướng lựa chọn thùng gạo âm tủ do thiết kế tủ bếp hiện đại khá hạn chế diện tích.

Bên cạnh đó, Ngũ hành Mộc khắc Thổ, gia chủ không nên đặt hũ gạo ở hướng Nam hoặc Đông Nam của ngôi nhà vì dễ khiến tài lộc hư hao, thất thoát, vận may cũng tự nhiên mà không còn nữa. Đồng thời, trên thực tế, hũ gạo đại diện cho phương diện tài lộc của gia chủ, không nên đặt ở nơi dễ nhìn hoặc trong tầm mắt khi từ ngoài cửa bước vào. Thay vào đó, gia chủ nên đặt ở những nơi khô thoáng, kín đáo, nếu muốn tiện lợi hơn thì vẫn nên đặt trong nhà bếp.

Mặc dù thiết kế tủ bếp hiện đại tuy nhiên vị trí đặt thùng gạo vẫn được khá nhiều khách hàng lưu tâm hơn. Bạn không nhất thiết phải áp dụng đúng các điều trên tuy nhiên hãy cân nhắc một chút để phù hợp hơn.

2. Kích thước thùng gạo âm tủ nên tham khảo

Tùy từng kích thước của thùng gạo âm tủ dẫn tới việc bạn có thể đựng được 5, 10, 15, 20 kg cũng như vị trí lắp đặt sao cho phù hợp nhất.

Dưới đây là kích thước thùng gạo âm tủ thông minh mặt gương chuẩn hiện nay:

  • Kích thước phủ bì (chiều rộng khoang tủ): 300 mm – Kích thước thông thủy (mm): W264*D460*H650 (W: Rộng, D: Sâu, H: Cao)
  • Kích thước phủ bì (chiều rộng khoang tủ): 260 mm – Kích thước thông thủy (mm): W214*D460*H650mm (W: Rộng, D: Sâu, H: Cao)

Bạn hoàn toàn có thể cân đối về kích thước các loại phụ kiện tủ bếp sao phù hợp với thiết kế công năng khi sử dụng để công việc nấu nướng trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn.

Chú ý: Việc kích thước có thể tương đối không nhất thiết phải chính xác tuyệt đối bởi khi lắp đặt có thể cân đối để đảm bảo hài hòa và thuận mắt đem đến không gian bếp hiện đại, lịch sự và tiện nghi.

3. Thùng gạo âm tủ đựng được bao nhiêu kg?

Khi lựa chọn thùng gạo âm tủ tiêu chí đầu tiên mà bạn quan tâm đó chính là lựa chọn theo số lượng thành viên của gia đình. Cụ thể bạn không thể lựa chọn thùng gạo 20kg trong khi gia đình chỉ 2-4 người đúng không nào?

Hiện nay để đáp ứng được nhu cầu của các gia đình các hãng đã cho ra mắt khá nhiều mẫu mã thùng gạo âm tủ với nhiều kích thước và thể tích khác nhau. Cụ thể thùng gạo từ 5, 10, 15, 20 kg với thiết kế 1 hoặc 2 ngăn khá thuận tiện và đảm bảo tránh ẩm mốc mối mọt gây ảnh hưởng tới chất lượng gạo và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Có thể bạn quan tâm

0964.685.639

0964685639
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn Thu nhỏ

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.